Tượng Di Lặc là một trong những dáng tượng phổ biến ở Việt Nam và được nhiều gia chủ lựa chọn để trưng bày. Phật Di Lặc là một trong những biểu tượng độc đáo trong Phật giáo nhưng người lại không mang dáng vẻ trầm mặc, uy nghiêm như các vị Phật khác. Nhưng những câu chuyện kể về Ngài thì lại rất nhiều, mỗi câu chuyện thì hình tượng của Ngài được khắc họa theo một cách khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu năm bức tượng gỗ Đức Phật Di Lặc được trưng bày phổ biến nhất hiện nay.
Truyền thuyết sự tích Đức Phật Di Lặc
Có rất nhiều truyền thuyết kể về Đức Phật Di Lặc, mỗi truyền thuyết lại khác nhau về cốt truyện. Theo như kinh phật pháp nói về Phật Di Lặc, rằng mục đích giáng thế của ngài đó là tiếp nối Phật Thích Ca Mâu Ni, trở thành vị phật thứ năm của nhà Phật. Thực hiện nhiệm vụ giáo hóa chúng sanh, giúp chúng sanh thoát khỏi các kiếp nạn như kiếp nận binh đao, kiếp nạn bênh dịch. Cũng giúp cho chúng sanh giác ngộ hoàn toàn để quy về một cõi.
Trong truyền thuyết Ấn Độ thì khác, Phật Di Lặc khác hoàn toàn với tạo hình ngày nay mà ta thường thấy. Ở bên nước Ấn Độ hình ảnh Đức Phật xuất hiện với một khuôn mặt thanh tú và nghiêm nghị ngồi trên ngai vàng và hai chân bắt chéo nhau với ý nghĩa luôn sẵn sàng đứng dậy mọi lúc để giúp chúng sanh. Với hình ảnh này ngài là một vị hoàng tử rất tuấn tú.
Còn đối với hình tượng ngày nay chúng ta thờ cúng được gắn với một truyền thuyết đó là Bố Đại Hòa Thượng. Đức Phật xuất hiện với dáng dấp vô cùng khác lạ so với các vị hòa thượng khác. Ngài là một vị hòa thượng lùn, béo mang trên mình bộ quần áo mà hở ngực phô cả rốn trên chiếc bụng to tròn. Điều đặc biệt là Ngài luôn nở một nụ cười thanh thản, hoan hỷ.
Luôn quẩy một chiếc túi vải trên lung, dáng dấp đã kỳ lạ nhưng tính tình cũng vậy, Ngài nói và hành động thường khiến chúng sanh khó lòng hiểu được. Ngài được người ta hiểu rằng cho rất nhiều đồ vào túi vải, đến khi nào mà thấy bọn trẻ con lại mang ra phân phát cho bọn chúng, rồi cười đùa rất vui vẻ với bọn chúng. Ngài được người ta nể phục nhờ tài biết trước nắng mưa thời tiết.
5 bức tượng gỗ Đức Phật Di Lặc được ưa chuộng nhất hiện nay
Tượng gỗ Phật Di Lặc ngồi gốc tùng
Thời Tam Quốc có tương truyền rằng, có một cây tùng cổ thụ, đường kính mấy chục người ôm. Nhiều người muốn chặt nhưng không chặt được. Mỗi lần chặt vào cây tùng thì lại có người bị thương hoặc tử mạng. Tào Tháo khiếp sợ và phong cho cây tùng là Tùng Trượng Phu.
Chính vì vậy, cây tùng là loài cậy tượng trưng cho bậc đạt trượng phu. Hy vọng với sức sống mãnh liệt, dẻo dai của cây tùng sẽ giúp con người tránh được mọi bệnh tật, tai ương để có một sức khỏe tốt nhất, tăng thêm tuổi thọ. Tượng Phật di Lặc thường được tạc ngồi dưới gốc tùng tượng trưng cho sự an lành, sức khỏe, tai qua nạn khỏi và ý chí sắt đá để vượt qua khó khăn.
Cây tùng là 1 trong số những cây quý theo văn hóa dân gian Việt Nam và Trung Hoa. Chúng ta thường có bộ tứ quý “Tùng – Cúc – Trúc – Mai”, những cây này đều đại diện cho mùa xuân, sự khởi đầu của một năm mới đầy tìa lộc qua sự sinh sôi nảy nở của các chồi non và những sắc hoa tươi thắm.
Cây tùng được mệnh danh là cây có sức sống mãnh liệt, chống chọi với thời tiết cũng như điều kiện dinh dưỡng khắc nghiệt nhưng chúng vẫn hiên ngang sừng sững trước nắng mưa bão bùng. Vậy nên ý nghĩa của tượng gỗ Di Lặc ngồi dưới gốc tùng là mong con người có sức sống mãnh liệt, không được từ bỏ, đầu hàng trước khó khăn.
Tượng gỗ Phật Di Lặc và Ngũ Quỷ
Tượng gỗ Phật Di Lặc và Ngũ Quỷ thường gắn liền với hình ảnh của 5 hoặc 6 đứa trẻ đang chơi đùa xung quanh, đứa thì nhéo tai, đứa thì véo mũi, đứa thì xoa đầu… Nếu chỉ nhìn sơ qua thì ai cũng thấy cảnh tượng hỗn độn, không có bố cục rõ ràng. Nhưng thực tế. ý nghĩa của hình ảnh tượng gỗ Phật Di Lặc và ngũ quỷ là mang ý nghĩa con đàn cháu đống, lúc nào cũng vui vẻ, khỏe mạnh, vô lo vô nghĩ. Một hình ảnh gia đình thật tuyệt vời mà ai ai cũng hằng mơ ước.
Ví trí đặt tượng: tượng thường được đặt ở phòng khách, nơi tập trung các thành viên trong gia đình.
Tượng gỗ Phật Di Lặc ngồi gốc đào hoặc vác cành đào
Quả đào tiên còn được nhiều người biết đến với cái tên “Trái trường sinh”, là một biểu tượng vô cùng ý nghĩa trong phong thủy. Cây đào xum xuê quả, đầy lộc non là lời cầu mong sức khỏe, an lành đến mọi thành viên trong gia đình. Phần thân cành có tác dụng xua đuổi tà ma, hóa giải sát khí.
Người xưa thường dùng gỗ đào để làm cung tên, mũi tên hoặc kiếm gỗ với ý nghĩa có thể tiêu trừ những hung khí, sát khí của kẻ địch, xua đuổi những linh hồn, yêu ma quấy rối. Tượng Phật Di Lặc ngồi dưới gốc đào là một trong những biểu tượng đỉnh cao nhất, thể hiện những niềm mong ước viên mãn nhất của con người đó là sức khỏe, trường thọ và phúc lộc phú quý.
Tượng gỗ Phật Di Lặc tiền vàng
Tượng Phật Di Lặc ôm túi tiền, cầm thỏi vàng là biểu tượng mang đến may mắn và tài lộc. Tượng Phật Di Lặc kéo túi tiền là biểu tượng cho tài lộc và thịnh vượng. Người ta thường bày trí tượng này tại cơ sở kinh doanh, văn phòng với mong ước phù hộ cho việc kinh doanh, làm ăn ngày càng thuận lợi và phát đạt.
Tượng gỗ Phật Di Lặc ôm đá
Tượng Phật Di Lặc ôm đá thể hiện cho hành động thu lượm những nỗi buồn thiên hạ gom về mình. Mặt tượng không buồn mà vẫn thể hiện nét vui tươi, hóa giải nỗi buồn sầu thành nụ cười của niềm vui và hạnh phúc.
Dù là tượng gỗ Phật Di Lặc ở tư thế gì thì cũng đều có ý nghĩa phong thủy riêng. Tóm lại, bạn nên đặt Phật Di Lặc ở những nơi mà bạn dễ thấy nhất trong nhà, để mỗi lúc nhìn thấy Ngài với nụ cười vui vẻ, hoan hỉ bất diệt trong lòng chúng ta cũng thấy nhẹ nhõm, vui vẻ và yêu đời hơn. Nhìn ngắm Phật thường xuyên sẽ giúp bạn mang lại nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Xem thêm:
Ý nghĩa của Tượng Gỗ Phật Di Lặc trong phong thủy có thể bạn chưa biết
4 tiêu chí bạn cần biết trước khi mua Tượng Gỗ Phật Di Lặc
Vì sao nên để Tượng Gỗ Di Lặc trên ô tô?
Tìm hiểu ý nghĩa Tượng Gỗ Bát Mã trong phong thủy
Chia sẻ bạn cách phân biệt Tượng Gỗ Phật A Di Đà và Phật Thích Ca