Chia sẻ bạn cách phân biệt Tượng Gỗ Phật A Di Đà và Phật Thích Ca

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà đều là hai vị Phật được nhiều người tôn sùng và kính trọng. Nhưng nhiều người thường lầm tường Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là một. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cách phân biệt tượng gỗ Phật Thích Ca và Phật A Di Đà một cách dễ dàng nhất.

Phật Thích Ca là ai?

Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử, chính là Hoàng Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay. Ngài sinh vào khoảng năm 624 TCN, là Thái tử con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da.

Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên Trái Đất này và đã sáng lập ra Phật giáo. Theo thuật ngữ Phật giáo, cõi Ta Bà (đau khổ) chính là Trái Đất, nơi con người đang sinh sống.

Ở cõi giới này, Đức Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh, nên Ngài được người đời tôn xưng Đức Phật Thích Ca là bậc giáo chủ cõi Tà Ba. Ngài là vị Phật lịch sử chứ không phải là một vị Phật huyền thoại.

Phật A Di Đà là ai?

Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Thọ (là thọ mệnh vô lượng) và Vô Lượng Quang (là ánh sáng vô lượng).

Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Cực lạc (an vui) Tây phương. Trong cuộc đời hoằng Đạo của Đức Phật Thích Ca, rải rác trong các Kinh điển, Ngài đã giới thiệu cho tín đồ của mình về Đức Phật A Di Đà và cõi nước Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh.

Đức Phật Thích Ca sau khi chứng Thánh quả, Ngài có khả năng vận dụng trí tuệ, thần thông thấy biết sự vận hành của tất cả sự vật, hiện tượng, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác.

Nhờ khả năng đặc biệt này nên Ngài thấy rõ quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp. Thấy rõ môi trường sống và đời sống sinh hoạt của chúng sanh ở Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật làm giáo chủ. Như vậy, Phật A Di Đà là vị Phật được Đức Phật Thích Ca giới thiệu cho chúng ta.

Theo lời dạy của Phật Thích Ca, con người nếu muốn sau khi chết được tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc thì trong quá trình sống, làm việc luôn hướng về điều thiện, làm điều thiện, siêng năng niệm Thánh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, thì khi chết chúng ta sẽ được tái sinh về coi Tây Phương Cực Lạc này.

Sau khi tái sinh đến cõi này, chúng ta tiếp tục cùng mọi người tu hành theo sự hướng dẫn của Phật A Di Đà cho đến khi chứng đắc Thánh quả giải thoát.

Phân biệt tượng gỗ Phật A Di Đà và Phật Thích Ca

Từ hình dáng đặc trưng

Trên đầu của tượng Phật A Di Đà thường có các cụm tóc xoắn ốc, luôn khoác trên người tấm áo cà sa màu đỏ, áo khoác vuông ở cổ và trước ngực có chữ Vạn. Mắt Ngài nhìn xuống và miệng thì lúc nào cũng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ.

Còn Phật Thích Ca thì tóc có các cụm xoắn ốc hoặc búi tó, thường mặc áo cà sa hay áo choàng qua cổ có màu vàng hoặc nâu, nếu áo có hở ngực thì trước ngực sẽ không có chữ Vạn, mắt Phật mở ba phần tư, hay ngồi trên tòa sen và nhục kế trên đỉnh đầu.

Từ tư thế tay

Phật A Di Đà trong tư thế đứng và tay làm ấn giáo hóa, tay phải đưa ngang vai và chỉ lên trên, còn tay trái đưa ngang bụng và chỉ xuống dưới, đồng thời hai lòng bàn tay hướng về phía trước, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau làm thành vòng tròn. Hoặc cũng có thể Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen, tay bắt ấn thiền để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái và hai ngón cái chạm nhau. Ngoài ra Phật A Di Đà có ngón đeo nhẫn, ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón trỏ và ngón cái mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau.

Trong khi tay của tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lại xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền hoặc ấn chuyển pháp luân, ngoài ra Phật cũng có thể cầm chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, đặc biệt không bao giờ duỗi một cánh tay.

Các nhân vật đi kèm

Phật A Di Đà thường được thờ cúng hay minh họa cùng với hai vị Bồ Tát là Quan Thế Âm (đặt ở bên trái, cầm cành dương liễu và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí (đặt ở bên phải và tay cầm bông sen xanh). Còn Phật Thích Ca thường được minh họa cùng hai vị tôn giả – là 2 đệ tử của Phật Thích Ca, đó chính là A Nan Đà (đặt bên phải với vẻ mặt trẻ) và Ca Diếp (bên trái với vẻ mặt già).

Một số lưu ý nhỏ nữa khi nhắc đến hình tượng Phật Thích Ca đó là, mặc dù Ngài là nhân vật có thật trong lịch sử của người Ấn Độ. Tuy nhiên theo quan niệm của Phật giáo Thiền tông thì mỗi người đều có ông Phật (tức phật tính riêng của từng người) nên người nước nào thì sẽ tạc tượng giống người nước đó, gồm cả nét mặt và hình dáng. Vì vậy tượng Phật Thích Ca trong các chùa chiền không nhất thiết phải giống nhau.

Mong rằng qua những thông tin của chúng tôi có thể giúp ích cho bạn phân biệt được hai  vị Phật này.

Xem thêm:

“Nét đẹp” của nghệ thuật chơi Tượng Gỗ chỉ chuyên gia mới hiểu

Chia sẻ “bí kíp” khi chọn Tượng Gỗ Mỹ Nghệ để tránh “mất tiền oan”

3 điều cơ bản về Tượng Gỗ Phong Thủy bạn không thể bỏ qua

Những điều bạn chưa biết về sự tích Tượng Gỗ Quan Công

Mẹo làm sạch Tượng Gỗ đơn giản và nhanh gọn mà bạn nên biết

Bài viết mới cập nhật: