Ý nghĩa đặc biệt của 3 mẫu Tượng Gỗ Quan Âm Bồ Tát phổ biến nhất

Trong truyền thuyết thì hình tượng Phật Bà Quan Âm được kể theo nhiều cốt truyện khác nhau. Chính vì thế mà tượng Phật Bà Quan Âm được điêu khắc dưới nhiều hình dáng khác nhau. Mỗi mẫu tượng được gắn liền với từng ý nghĩa sâu sắc riêng biệt. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ bạn 3 mẫu tượng gỗ Phật Bà Quan Âm đẹp nhất và giá trị đặc biệt của những bức tượng.

Tượng gỗ Quan Âm cưỡi rồng

Tượng Quan Âm Bồ Tát Trụ Long Quá Hải hay còn gọi là tượng Quan Âm Bồ Tát cưỡi rồng được khá nhiều người biết đến. Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát cưỡi rồng được biết đến là hình tượng Phật Bà trên tay cầm bình cam lộ và đứng với tư thế cưỡi rồng lướt mây.

Trong Phật giáo, Quan Âm Bồ Tát có hạnh nguyên Đại Bi – tức “Từ bi hỉ xả” luôn lắng nghe và hóa giải tai ương cho chúng sinh. Theo truyền thuyết bình cam lộ của Đức Mẹ Quan Thế Âm vừa ngọt vừa mát là biểu trưng của lòng từ bi. Nước cam lộ cùng cành dương liễu được thể biện phổ biến trong các tác phẩm điêu khắc tượng Phật Bà Quan Âm:

“Đầu cành dương liễu vương cam lộ
Một giọt phương rưới cũng đầy
Bao nhiêu trần lụy điều tan hết
Đàn Tràng thanh tịnh ở ngay đây.”

Nước cam lộ rưới tới đâu là chan chứa tình thương tới đó, làm mát mẻ êm dịu mọi đau khổ của chúng sinh. Cành dương liễu là biểu trưng cho sự nhẫn nhịn, thiếu cành dương liễu sẽ không rưới được nước cam lộ. Hai thần vật này không thể tách rời cũng chính là lời răn dạy sâu sắc dành cho mỗi người. Nếu con người có lòng từ bi nhưng thiếu sự nhẫn nhịn thì không thể tu thành chính quả được.

Còn trong Phật giáo, Rồng được biết đến như một linh vật vô cùng quyền uy. Rồng gắn liền với hình ảnh Long Vương tạo nên “mưa thuận gió hòa” cho nhân loại. Ngoài ra, rồng còn được xem là linh vật trấn trạch trong phong thủy, bảo vệ bình an cho gia đình.

Như vậy, tượng gỗ Phật Bà quan Âm cưỡi rồng mang ý nghĩa đứng trên bể khổ của chúng sinh. Ngài ban phước lành và cứu vớt chúng sinh tai qua nạn khỏi. Đặc biệt, tượng gỗ Phật Bà Quan Âm cưỡi rồng thường được dân đi biển thờ cúng và rất tin tưởng. Người ta cho rằng, Ngài hiển thị ở mọi nơi trên biển để cứu vớt chúng sinh qua sóng gió trên biển.

Tượng gỗ Phật Bà Quan Âm đài sen

Ngày nay, tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát ngự đài sen được nhiều người ưa chuộng. Tượng gỗ Quan Âm thường được điêu khắc ở tư thế đứng hoặc ngồi trên đài sen nở rộ. Tượng Quan Âm được nhà điêu khắc chú trọng nhất là gương mặt. Gương mặt Ngài luôn thể hiện sự hiền lành và nhân hậu có thể xoa dịu tâm hồn con người. Tượng Phật Bà ngồi đài sen bằng gỗ được khắc ở tư thế Ngài ban phước lành hoặc tay cầm bình cam lộ ban phước chúng sinh.

Trong Phật giáo, hoa sen được biết đến với sự tinh khiết và tái sinh. Đặc biệt, hoa sen còn tượng trưng cho sự bình đẳng. Bởi lẽ, mọi hạt giống được ươm mầm nơi bùn lầy, chỉ có những hạt giống đều được ươm mầm nơi bùn lầy, chỉ có những hạt giống đủ nghị lực mới có thể vươn mình nở rộ. Trong phong thủy, hoa sen giúp thanh lọc khí xấu, thu hút khí tốt và mang đến bình an cho gia đình.

Chính vì vậy mà tượng Phật Bà Quan Âm tọa đài sen mang ý nghĩa nhắc nhở con người vượt qua mọi khó khăn để vươn mình tỏa sáng:

“Như giữa đống rác nhớp. Quăng bỏ nơi bờ đầm
Chỗ ấy hoa sen nở. Thơm sạch đẹp ý người
Cũng vậy, giữa quần sanh. Uế, nhiễm, mù, phàm tục
Đệ tử bậc Chánh Giác. Sáng người với trí tuệ”

Mặt khác, tượng Phật Bà Quan Âm tọa đài sen cũng mang ý nghĩa may mắn, bình an cho con người. Đức mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát cầm bình cam lộ ngồi đài sen tỏa sáng cứu rỗi nhân sinh. Khi trưng bày tượng gỗ Phật Bà Quan Âm ngồi đài sen trong nhà không chỉ bảo vệ bình an cho gia đình mà còn mang đến không khí thư thái và ấm áp cho ngôi nhà.

Tượng gỗ Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay

Hình tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay bắt nguồn từ truyền thuyết của Phật giáo Ấn Độ về công chúa Diệu Thiện. Truyện kể rằng, một vị vua Ấn Độ có 3 người con gái xinh đẹp như hoa. Trong đó, Ngài yêu quý nhất là công chúa thứ 3 – Diệu Thiện. Vì không có con trai, nhà vua có ý định nhường ngôi cho vị công chúa này. Tuy nhiên, công chúa Diệu Thiện lại một tâm hướng Phật mặc cho vua cha hết lời khuyên can.

Nhà vua bèn hạ lệnh cho trụ trì trong chùa tìm các đày đọa công chúa nhưng nàng vẫn vui vẻ vượt qua. Sau bao khổ hạnh, công chúa phát thẹ xuống 18 tầng  địa ngục để cứu vớt chúng sinh đang chìm đắm trong đau khổ. Sau khi đắc đạo thành Phật, công chúa Diệu Thiện vẫn chấp nhận vì cha mình mà khoét mắt, xẻo thịt để cứu vớt cha thoát khỏi các chết. Phật Tổ cảm động trước lòng thành của công chúa nên đã ban cho bà hiệu Quan Âm Bồ Tả nghìn mắt nghìn tay để cứu vớt chúng sinh.

Hình ảnh Phật Bà quan Âm nghìn mắt nghìn tay thường được điêu khắc với 40 tay lớn và 960 tay nhỏ, trong mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt. Nghĩa là, Ngài có bao nhiêu bàn tay là có bấy nhiêu con mắt. Sự cứu rỗi của Người cho chúng sinh ở khắp mọi nơi, chỉ cần thấy là làm. Trong kinh Phật thì ý nghĩa của tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay là “Lục căn diệu dụng” – Nghĩa là tri (biết) và hành (làm) hợp nhất.

Hơn nữa, trong quan niệm của Phật giáo, con số một nghìn là biểu trưng cho sự viên mãn. Hình ảnh Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay vừa thân thiện vừa uy nghi. Khiến cho những kẻ xấu, ma quái gặp Người thì sợ hãi, người thiện lành thì hoan hỉ.

Với hình tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cũng chính là bài học dành cho nhân loại về triết lý cuộc sống. Đó là bài học về “Học đi đôi với hành”, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần phải “biết” thì mới có thể “làm” tốt được.

Tượng Phật Bà Quan Âm xuất hiện ở rất nhiều nơi như  chùa chiền, đền miếu  mà còn được thờ tại gia. Với mong muốn Người có thể thấu hiểu, hóa giải nạn tai ương cho gia đình, ngăn chặn khí xấu và bảo vệ cho gia đình.

Trên đây là 3 mẫu tượng Phật Bà Quan Âm được ưa chượng nhất hiện nay. Ngài luôn mang lại phép màu thấu hiểu và phổ độ chúng sinh vượt qua đau khổ.

Xem thêm:

Tượng Gỗ Phật Bà Quan Âm có ý nghĩa đặc biệt gì trong phong thủy?

Mách nhỏ bạn những lưu ý khi bày trí Tượng Gỗ Phật Bà Quan Âm

Những điều không phải ai cũng biết khi thờ Tượng Gỗ Phật Quan Âm tại nhà

Bài viết mới cập nhật:

0989805307