Top 5 Tượng Gỗ Đạt Ma sư tổ “hót” nhất 2019

Tượng gỗ Đạt Ma sư tổ hiện đang là tượng gỗ hot nhất hiện nay, được trưng bày ở nhiều không gian khác nhau. Bởi hình tượng của Sư tổ Đạt Ma được khắc họa rất chân thực và đẹp mắt. Đặc biệt hơn là những ý nghĩa phong thủy đặc biệt của Sư tổ Đạt Ma qua những hình tượng khác nhau. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ bạn 5 bức tượng khắc họa Đạt Ma sư tổ được ưa chuộng nhất năm nay và ý nghĩa phong thủy của những bức tượng đó.

Hình tượng của Sư tổ Đạt Ma luôn xuất hiện với bộ râu dày và xồm xoàm, khoác áo choàng, đi trân trần, tay cầm thiền trượng. Đôi mắt của Ngài rất đặc biệt. Đôi mắt của Sư Tổ Đạt Ma rất to và sâu, giống như đang nhìn về một nơi xa. Vì vậy Ngài luôn được đặt ở nhìn ra cửa chính của phòng khách để giúp trấn trạch nhà, bảo vệ gia chủ khỏi các điều xấu.

Người ta quan niệm, tượng gỗ Đạt Ma có thần thái càng hung dữ sẽ có hiệu quả trấn trạch càng cao. Khi điêu khắc một pho tượng gỗ Đạt Ma đẹp người nghệ nhân gặp khó khăn lớn nhất là điêu khắc đôi mắt Ngài. Đôi mắt của Sư Tổ Đạt Ma thường to và sâu thẳm, thần thái như đang nhìn vào hư vô, đôi mắt trừng trừng bất động và như có nhãn lực vô hình khiến người ta phải khiếp sợ.

Trong dân gian tương truyền rất nhiều câu chuyện kể về Ngài, mỗi câu chuyện là một sự tích và ý nghĩa khác nhau. Mỗi câu chuyện của Ngài lại dạy cho con người một bài học, một điều nên biết trong cuộc sống.

5 bức tượng gỗ Đạt Ma sư tổ được ưa chuộng nhất hiện nay

Tượng Đạt Ma ngồi thiền

Đạt Ma sư tổ là một người sáng lập ra Thiền học tại Trung Hoa. Ngài còn là Sư tổ của Thiền tông Trung Hoa. Hình ảnh Đạt Ma ngồi thiền đã gắn liền với cuộc đời cũng như sứ mệnh của ông.

Khi Ngài ở Thiếu Lâm Tự, Ngài đã ngồi thiền nhập định tại núi Tung Sơn, hướng mặt vào vách đá suốt 9 năm. Mọi người đều gọi Ngài là Bích Quán Bà La Môn tức là thầy Bà La Môn ngồi nhìn vách.

Hình ảnh này cho chúng ta thấy được sự giác ngộ Phật giáo tối thượng của Ngài. Khiến chúng ta tưởng nhớ tới công lao của Ngài với thiền học và đặc biệt là tông phát Thiền tông.

Tượng Đạt Ma quá hải

Hình ảnh Đạt Ma quá hải được gắn với câu chuyện kể về một lần đi về hướng Đông Thổ để truyền giáo. Đức Đạt Ma đã có cuộc gặp và trò chuyện cùng vua Lương Vũ Đế về vấn đề thế nào để tích công đức. Nhưng vua và Đạt Ma sư tổ không đồng quan điểm. Đạt Ma đã xem như mình và vua không có duyên nên từ giã ra đi.

Truyền rằng, khi đó sông Trường Giang cuồn cuộn, từng cơn sóng dữ như muốn nuốt chửng con người con người bé nhỏ giữa đại dương mênh mông. Thế nhưng Đạt Ma sư tổ chỉ ngắt một nhành cỏ, bỏ xuống dòng sông và đứng trên đó nhẹ nhàng lướt sóng rời đi như đang đi trên đất bằng.

Hình ảnh Sư tổ Đạt Ma quá hải là biểu tượng của sự giác ngộ cao và ý chí kiên định vững vàng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Trong phong thủy, tượng gỗ Đạt Ma quá hải ngoài ý nghĩa trấn trạch nói chung còn là lời nhắc nhở đối với các thành viên trong gia đình về cách sống. Trong cuộc sống, chỉ cần con người có ý chí kiên định và tinh thần phấn đấu thì sẽ có thể vượt qua mọi khó khắn, trắc trở để đạt được thành công như mong đợi.

Tượng Đạt Ma mang một chiếc giày

Hình ảnh Đạt Ma và một chiếc giày là hình ảnh được nhiều người biết đến nhất. Truyền thuyết kể rằng, có ông Tấn Công đời nhà Đường trên đường đi sứ Tây Vực về gặp Đạt Ma trên vai quẩy một chiếc giày. Ông Tấn Công hỏi Ngài đi đâu, Ngài nói ta đi về Tây Thiên. Sau đó, Tấn Công về tâu lại với vua, khi đào phần mộ của Đạt Ma lên chỉ còn lại một chiếc giày. Hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ quẩy một chiếc giày xuất hiện từ đó.

Hình ảnh một chiếc giày như muốn nói lên rằng, cuộc đời thực sự cũng chỉ là một cõi đến mà đi mà thôi. Qua hình ảnh đó cũng nhắc nhở con người về cuộc sống trần gian – Đời người sau khi mất đi chỉ còn lại tro tàn, hãy sống thế nào để người đời còn nhớ đến.

Người ta cho rằng, Đức Đạt Ma chỉ dùng thiền trượng để quẩy một chiếc giày, chiếc giày còn lại để lại mộ phần. Với chiếc giày ở mộ phần có ý nghĩa là dù con người chết đi nhưng vẫn lưu dấu trên dương thế, dấu vết đó sẽ tùy duyên mà hiện hữu hay tuyệt diệt. Còn chiếc còn lại được Ngài mang về cõi Tây Thiên. Đó cũng chính là lời nhắc nhở con người muốn giải thoát thì trước tiên cần giác ngộ, loại bỏ tham, sân, si mà sống tích cực hơn với đời.

Tượng Đạt Ma khất thực

Khất thực được xem như là một truyền thống của Phật giáo để giúp các vị tu hành giác ngộ chân lý và tu thành chính quả. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ khất thực là biểu tượng của sự nhẫn nại, giác ngộ và kiên định với mọi cám dỗ trong cuộc sống. Đặt tượng gỗ Đạt Ma khất thực trong nhà chính là lời nhắc nhở các thành viên trong gia đình phải sống tu tâm, dưỡng tính, không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của bản thân mình.

Tượng Đạt Ma thế võ

Thường thì mọi người đều nghĩ các vị Phật và Bồ Tát trong Phật giáo đều mang dáng vẻ trang nghiêm cùng vẻ mặt hiền từ hoặc mang vẻ tươi cười hiền lành như Đức Phật Di Lặc. Nhưng ở hình ảnh Đạt Ma thế võ – Vị tổ thứ 28 của nhà Phật người ta lại thấy đâu đó nét đẹp oai hùng cùng tinh thần chiến đấu lẫm liệt.

Truyền thuyết kể rằng, trong thời gian tu ở chùa Thiếu Lâm Tự trên núi Tung Sơn, Ngài đã sáng lập ra thế võ độc đáo để bảo vệ sức khỏe cũng như chống lại sự tấn công của thú dữ trong rừng. Đạt Ma đã mô phỏng theo các động tác chiến đấu, cũng như tư thế rình mồi của các động vật xung quanh mà tạo nên trường phái võ mới. Sau này trường phái võ này rất nổi tiếng và được nhiều người theo học.

Tượng gỗ Đạt Ma hàng long hay Đạt Ma thế võ đều mang ý nghĩa trấn trạch rất mạnh. Hình ảnh này thể hiện sức mạnh và ý chí sẵn sàng chiến đấu bất kể tình huống nào xảy ra. Trưng bày tượng gỗ Đạt Ma thế võ trong phòng khách không chỉ giúp gia chủ ngăn chặn được tà ma ngoại đạo xâm nhập, bảo vệ gia đạo bình yên mà còn thể hiện sự oai hùng và phong độ của người chủ gia đình.

Bài viết mới cập nhật:

0989805307