Cách bố trí tượng thờ trong chùa Miền Bắc

Cách bố trí tượng thờ trong chùa Miền Bắc phụ thuộc một phần vào thiền phái. Khi so sánh với cách bố trí của các chùa Miền Nam thì có phần đơn giản hơn.
Các chùa miền Bắc tu theo Bắc Tông. Cách bài trí trong chùa cũng có phần đơn giản hơn khi so sánh với chùa ở khu vực phía Nam. Cách bố trí tượng thờ trong chùa Miền Bắc thường được phân rõ ràng làm các khu vực: Chính điện, Tiền đường, nhà hành lang, nhà tổ và nhà trai.

CHÍNH ĐIỆN

Nơi cao nhất là Tượng Tam Thế, tức 3 pho tượng ngồi ngang nhau, đại diện cho chủ Phật trong 3 thời gian: Quá khứ, hiện tại thế và vị lai thế. Hàng thứ hai từ trên xuống là tượng A di đà Tam Tôn hay còn gọi là Tây Phương Tam Thánh. Hàng này gồm có: Tượng A-di-đà ngồi giữa, tượng Đại Thế Chí bên trái và tượng Quan Thế Âm bên Phải.

Tượng phật thích ca mâu ni

Tượng Phật THÍCH CA MÂU NI Do xưởng gỗ Cường Phong tạc

Tượng Thích-ca Mâu-ni được đặt ở chính giữa hàng thứ 3. Trong chùa nước ta, tượng Thích-ca Mâu-ni được tạc với 4 tư thế thuộc 4 giai đoạn khác nhau trong đời Người với tên gọi: Tượng Cửu Long (Thích-ca sơ sinh), Tượng Tuyết Sơn là hình ảnh Thích-ca Mâu-ni trong thời kỳ tu khổ hạnh; Tượng Thích-ca thuyết pháp hay còn gọi là Thích-ca giáo chủ, Tượng Nát bàn là hình ảnh Thích-ca Mâu-ni đang nhập Nát Bàn.

Trong cách bố trí tượng thờ trong chùa Miền Bắc, lớp thứ 4 từ trên xuống là tượng Phật Di Lặc. Phật Di Lặc được diễn tả với hình dáng thư thái, không vướng bận ưu phiền. Là hình dáng của bậc chân tu sắp đắc đạo thành Phật. Vì có thân hình đẫy, miệng cười tươi vui vẻ nên dân gian hay gọi là ông “Nhịn mặc để ăn” hay ông “No”. Thông thường, bên cạnh tượng Phật Di Lặc là hai pho tượng Đại diện tướng Bồ Tát, Pháp hoa lâm Bồ Tát.

NHÀ BÁI ĐƯỜNG

Nhà Bái đường thường được xây trước chính diện, các tượng bày ở nhà Bái đường gồm có:

Tượng Hộ Pháp: Hai bên Bái đường đặt tượng của hai vị Hộ pháp. Đây là tượng mang ý nghĩa thưởng Thiện phạt ác để hộ trì Phật pháp. Tượng thường được tạc to với phong thái võ sĩ, mình mắc áo giáp, đầu đội mũ, một vị cầm binh khí một vị cầm viên ngọc. Tư thế là đứng bên cạnh hoặc ngồi trên lưng con sân.

Tượng Thần Thổ Địa – Thánh Tăng: Một bên tượng thổ địa, bên còn lại đặt tượng Thánh tăng. Đây là việc bố trí tượng theo điển tích về cùng xuất hiện và chứng minh Đức Thích-ca thành đạo. Trưởng giả Cấp cô độc (một nhân vật tại thời Thích-ca tại thế) đã mua khu vườn để xây tịnh xá. Đó là ngôi chùa lớn đầu tiên trên thế giới, ông đã mời phật Thích-ca về thuyết pháp. Sai này, ông được coi là người trông coi tài sản của nhà chùa. Vì vậy người ta gọi ông là Đức ông, Đức chúa Già Lam Chầu Tể.

Địa tạng vương bồ tát

Tượng ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT do xưởng Cường Phong chế tác

NHÀ HÀNH LANG

Việc xây dựng và bố trí tượng thờ trong chùa Miền Bắc ở nhà hành lang rất linh hoạt. Có thể là hai dãy nhà riêng chạy song song hai bên Chính điện. Bày ở nhà hành lang là là tượng của 18 vị La hán được tạc với kích thước của người thường trong nhiều tư thế khác nhau.

NHÀ TĂNG

Nhà Tăng thường xây dựng phía sau chính điện nên được gọi là hậu đường. Trên gian giữa thờ hai tượng A-nan-đa và sư tổ Bồ-đề-đạt-ma. Phía dưới là tượng các vị sư tổ đã tu ở chùa. Ở một số chùa, nhà tăng  còn thờ tượng Quân Âm tọa sơn và Quan Âm Tổng Tử.

Trên đây là cách bố trí tượng thờ ở các chùa theo Bắc Tông. Tuy nhiên, tùy theo địa thế mỗi chùa vị trí các tượng cũng được thay đổi cho phù hợp.

Để TẠC TƯỢNG CHÙA một cách có thần thái nhất. Mời các vị liên hệ theo địa chỉ

THÔNG TIN LIÊN HỆ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ CƯỜNG PHONG
Địa chỉ :Thôn Dư Dụ 2, Xã Thanh Thùy, Thanh Oai, Hà Nội
Tel : 0912.712.179- 094.558.7576
Website: tuonggomynghedep.com

Mail: tuonggomynghedep@gmail.com
Hotline : 0912.712.179-094.558.7576
Đội ngũ thiết kế mỹ thuật chuyên nghiệp sẽ tư vấn quý khách tại công trình.

Bài viết mới cập nhật:

0989805307