Ý nghĩa Tượng Gỗ Đạt Ma trong phong thủy bạn nên biết

Tượng gỗ Đạt Ma có ý nghĩa phong thủy đó là trấn trạch và bảo vệ gia chủ khỏi những điềm xấu. Tượng được rất nhiều người được ưa chuộng bởi ý nghĩa phong thủy đó. Nhưng không phải ai cũng biết truyền thuyết về Sư tổ Đạt Ma hay “Tại sao tượng lại có ý nghĩa đó?”. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ bạn những thông liên quan về tượng gỗ Đạt Ma sư tổ và ý nghĩa phong thủy của tượng.

Lịch sử và truyền thuyết về Sư tổ Đạt Ma

Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma nguyên quán tại Nam Thiên Trúc – Ấn Độ. Bồ Đề Đạt Ma vốn tên thật là Bồ Đề Đa La – Một vị hoàng tử của nước Nam Thiên Trúc. Truyện kể rằng, trong một lần đến nước Hương chí Bát Nhã Đa La – vị tổ thứ 27 của nhà Phật đã bàn luận cùng Bồ Đề Đa La về chữ tâm. Bát Nhã Đa La nhận thấy vị hoàng tử này ngộ tính rất cao, suy nghĩ thấu đáo nên Bát Nhã Đa La khuyên rằng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Đạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Từ đó, danh hiệu Bồ Đề Đạt Ma ra đời.

Sau nhiều năm tu hành, cùng với ngộ tính và sự thông minh tuyệt đỉnh của mình, Bồ Đề Đạt Ma đã thấu hiểu giáo lý Phật pháp và được Bát Nhã Đa La chọn làm người thừa kế của mình. Bồ Đề Đạt Ma được tôn xưng là vị Phật thứ 28 của nhà Phật.

Trước khi qua đời, vị tổ thứ 27 của nhà Phật – Bát Nhã Đa La đã khuyên Bồ Đề Đạt Ma nên xuất dương truyền pháp cũng như tìm hiểu thế sự, giác ngộ con người. Sau khi thầy mất, Đạt Ma đã nghe lời căn dặn mà xuống thuyền ra khơi đi về phía Đông Thổ (Trung Hoa nay) để truyền bá phật pháp của mình.

Sau này tuy tuổi đã cao nhưng Đạt Ma vẫn nhớ lời thầy dạy phải xuất dương truyền pháp thì mới nên sự nghiệp vĩ đại nên đã xuống thuyền ra khơi đến Đông Thổ vào thời vua Vũ Đế. Vũ Đế là người sùng đạo và đã cho xây nhiều chùa chiền bảo tháp. Nhưng sau cuộc gặp gỡ thì tư tưởng đạo giáo của Đạt Ma và Vũ Đế không tương hợp nên Người cáo từ.

Sau đó Ngài băng qua sông Giang Bắc thẳng tiến tới núi Trung Sơn bằng việc dùng ngọn cỏ lau thả xuống nước và lướt đi. Tại chùa Thiếu Lâm, Bồ Đề Đạt Ma quay mặt vào tường và thực hiện thiền tịch 9 năm và được người bấy giờ không biết gọi là Quán Bích Bà La Môn (nghĩa là ông sư bà la môn nhìn tường).

Sau này có vị sử Trần Quang học rộng biết nhiều muốn bái kiến nhưng Đạt Ma vẫn không nói năng gì chỉ im lặng tiếp tục thiền tịnh. Vị sư Thần Quang đã đứng trong đêm tuyết qua một đêm và tự chặt đứt cánh tay mình để thể hiện thành ý. Lúc ấy Đạt Ma mới nhận Thần Quang làm đệ tử hiệu là Huệ Khả, sau này trở thành tổ sư thứ hai của thiền tông Trung Quốc.

Ý nghĩa của tượng gỗ Đạt Ma sư tổ

Trong phong thủy thì dù được ở hình thái nào thì tượng gỗ Đạt Ma sư tổ luôn được thể hiện ý nghĩa phong thủy là trấn trạch và bảo vệ gia đình chống lại tà ma ngoại đạo và sát khí xâm nhập trong nhà.

Hình tượng Ngài xuất hiện với bộ râu dày và xồm xoàm, khoác áo choàng, đi chân trần, tay cầm thiền trượng. Đôi mắt của Ngài rất đặc biệt. Đôi mắt của Sư tổ Đạt Ma rất to và sâu, giống như đang nhìn về một nơi xa.

Người ta quan niệm, tượng gỗ Đạt Ma có thần thái càng hung dữ sẽ có hiệu quả trấn trạch càng cao. Khi điêu khắc một pho tượng gỗ Đạt Ma đẹp người nghệ nhân gặp khó khăn lớn nhất là điêu khắc đôi mắt Ngài. Đôi mắt của Sư Tổ Đạt Ma thường to và sâu thẳm, thần thái như đang nhìn vào hư vô, đôi mắt trừng trừng bất động và như có nhãn lực vô hình khiến người ta phải khiếp sợ.

Văn học Trung Hoa từng miêu tả đôi mắt, Ngài bằng từ “Bích nhã hổ tăng”. Nhà thơ Y Sa của Trung Quốc khi đối diện với bức “Bồ Đề Đạt Ma cửu niên diện bích” đã phải cảm thán rằng:

“Mắt sâu hút bóng thiên đàng
Một khung trời nhỏ, lá vàng chợt bay
Người ngồi giữa cuộc đổi thay
Nghe sông núi cạn phút giây vô thường”

Những câu thơ trên khiến chúng ta cảm nhận được sự vắng lặng đến hoang vu của vùng núi đồi tĩnh mịch. Ở nơi đó, Sư tổ Đạt Ma vẫn ung dung và lẳng lặng nhìn dòng đời đổi thay bằng một đôi bằng “một đôi mắt sâu hút bóng thiên đàng”. Đó là sự giác ngộ và đỉnh cao của một vị tông sư.

Ngoài ý nghĩa trấn trạch và bảo vệ gia đình chống lại tà ma ngoại đạo và sát khí xâm nhập trong nhà thì tượng gỗ Đạt Ma còn nhiều ý nghĩa phong thủy khác:

  • Tượng Đạt Ma khất thực

Tượng gỗ Đạt Ma khất thực nhắc nhở con người phải biết tu tâm, dưỡng tính, tuyệt đối không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất bản thân mình.

  • Tượng Đạt Ma quá hải

Hình ảnh tượng gỗ Đạt Ma quá hải mang ý nghĩa giác ngộ Phật tính cao, kiên định và vững vàng. Là lời nhắc nhở làm việc phải luôn kiên trì đến cùng và giữ ý chí vững vàng. Đừng vì một chút sóng gió mà nản lòng, để lỡ nhiều điều và may mắn trong cuộc sống.

  • Tượng Đạt Ma thế võ hoặc Đạt Ma hàng long

Hình ảnh Tổ sư Đạt Ma trong thế võ hay hàng long thể hiện tư thế oai hùng và anh dung chiến thắng mọi cái xấu, cái ác. Ý nghĩa của tượng là giúp gia chủ phát huy sức mạnh tiềm năng bên trong cong người, đó là sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù và sự gian ác trong cuộc sống. Luôn trong tư thế mạnh mẽ và sẵn sàng chiến đấu chống lại mọi sóng gió của cuộc đời, đánh bay nhưng vận xui rủi trong cuộc sống.

  • Tượng gỗ Đạt Ma với một chiếc giày

Sự tích Tổ sư Đạt Ma với một chiếc giày được kể qua nhiều phiên bản khác nhau. Tuy nhiên, ở phiên bản nào thì với hình tượng Đạt Ma với một chiếc giày đều mang ý nghĩa là mang đến sự bình an, may mắn và bảo vệ cho gia chủ.

  • Tượng Đạt Ma ngồi thiền

Cuộc đời Đạt Ma sư tổ từng trải qua 9 năm quay mặt vào vách đá để ngồi thiền. Qua hình ảnh đó thể hiện sự tĩnh tâm và tập trung tinh thần cao độ. Người ta đặt tượng Đạt Ma ngồi thiền trong để cầu mong sự an tĩnh thực sự trong nội tâm. Luôn bình tĩnh trước mọi cám dỗ cũng như những sóng gió để có thể vượt qua một cách dễ dàng và tốt nhất.

Mong rằng qua bài viết chúng tôi chia sẻ có thể cho bạn thêm những thông tin hữu ích hơn và có thể hiểu hơn về bức tượng mà mình mua.

Xem thêm: 

3 điều cơ bản về Tượng Gỗ Phong Thủy bạn không thể bỏ qua

Top 6 Tượng Gỗ mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình bạn không thể bỏ qua

Mẹo làm sạch Tượng Gỗ đơn giản và nhanh gọn mà bạn nên biết

Bài viết mới cập nhật:

0989805307