Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là hai vị thường được nhắc đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền Bồ tát là Đại Hạnh và Văn Thù Bồ tát là Đại Trí. Vậy Văn Thù – Phổ Hiền Bồ tát là ai? Chất liệu gỗ nào phù hợp với tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ tát? Gỗ Hương ta có được không?
Văn Thù – Phổ Hiền Bồ tát là ai?
Phổ Hiền Bồ tát
Phổ Hiền Bồ tát dịch âm là Tam Mạn Đà Bạt Đà La hoặc Tam Mạn Đà Bạt Đà. Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát. Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu cho chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa.
Phổ Hiền Bồ tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí”, tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác.
Phổ Hiền Bồ tát thường xuất hiện trong bộ ba cùng với Phật Thích Ca và Văn Thù Sư Lợi gọi là Thích Ca Tam Tôn. Bồ tát ngồi trên voi trắng sáu ngà. Voi tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu giác quan.
Thấy Phổ Hiền Bồ tát là thấy chân lý, do đó chúng ta phải tránh xa mọi ảo vọng để trở về với chân lý. Gạt bỏ mọi vô hình, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ như Đức Phật. Chúng ta phải noi theo mười hạnh nguyện lớn của Ngài để diệt tan mọi ích kỷ hẹp hòi.
Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Văn Thù Sư Lợi dich âm là Mạn thù thất lỵ, thường được gọi tắt là Văn Thù, dịch là Diệu Đức, Diệu Cát Tường, cũng có lúc được gọi là Diệu Âm. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy.
Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng sen. Biểu tượng đặc thù của Ngài là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa. Nó mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận và đưa con người đến trí tuệ viên mãn.
Trong khí đó, tay trái của Ngài đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim. Đây là biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ. Đôi khi chúng ta cũng thấy tay trái của Ngài cầm hoa sen xanh, biểu thị cho đoạn đức. Có nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm bùn.
Chiếc giáp Ngài mang trên người gọi là giáp nhẫn nhục. Nhờ nó nên các mũi tên thị phi không xâm phạm vào thân. Bồ tát không bao giờ rời chiếc giáp nhẫn nhục bởi nếu thiếu nó thì các Ngài không thể nào thực hiện được tâm Bồ đề.
Văn Thù Bồ tát thường ngồi trên lưng sư tử xanh. Ở đây, hình ảnh sư tử xanh là biểu thụ cho uy lực của trí tuệ. Vì sư tử vống là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác.
Chúng ta thờ tượng Văn Thù Bồ tát là để hướng về trí tuệ sẵn có của chúng ta. Vô minh, ái dục đã đưa chúng ta lặn hụp trong vòng sinh từ luân hồi, chịu chồng muôn nỗi khổ đau. Chúng ta hãy thức tỉnh để quay về với trí tuệ có sẵn có mình và dùng thanh gươm trí tuệ chặt đứt lưới tham ái để vượt ra khỏi bể khổ thâm sâu.
Gỗ Hương ta là loại gỗ như thế nào?
Ngay từ tên gọi đã thấy được nét đặc trưng của gỗ Hương ta. Bản thân tỏa ra mùi thơm đặc biệt khiến người khác càng thích thú hơn. Cây gỗ Hương thuộc họ đậu, chỉ xuất hiện ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chịu được thời thiết khô cằn, cây gỗ dáng hương cho ra những thớ gỗ chắc nịch, màu sắc đỏ nâu đẹp tươi. Hiếm loại gỗ nào có màu sắc tương tự, kể cả những vùng khác trên Thế giới.
Vỏ cây gỗ Hương ta có màu nâu xám, cây lâu năm sẽ có nhiều rêu xanh chứ đó không phải màu của thân cây. Dọc thân cây là những lớp vỏ bị bong tróc thành mảng lớn. Lớp thịt ngoài có màu cam đỏ, sáng tươi khá dày, chứa nhiều nhựa. Khi cây tươi bị chặt sẽ làm nhựa chảy ra, màu hơi đỏ. Người ta vẫn dùng nhựa này để nhuộm quần áo. Lớp thịt lõi có màu đỏ nâu, nhìn rất sang trọng. Thớ thịt chắc nịch, láng mịn, chạm vào có cảm giác rất thích.
Theo thời gian, càng dùng, càng lau nước nhiều thì gỗ trở nên đỏ và đều màu. Cùng với đó là vân gỗ ngày càng nổi lên và rõ nét.
Tóm lại gỗ Hương ta là một loại gỗ có các đặc tính nổi bật để làm vật phẩm phong thủy như: Tránh được mối mọt tự nhiên, lại có mùi hương do tinh dầu toát ra, chất gỗ chắc và nặng cũng không quá cứng nên dễ dàng chế tác cho ra những bức tượng gỗ tinh xảo, ngoài ra thì theo đánh giá của các nghệ nhân chế tác đồ gỗ thì vân của gỗ Hương lớn và có chiều sâu. Đó là các thông số kỹ thuật làm cho nét nổi bật của loại gỗ này.
Đặc điểm mẫu tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ tát gỗ Hương ta của xưởng đồ gỗ Cường Phong
Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ tát được các nghệ nhân Cường Phong chế tác từ gỗ Hương ta. Gỗ Hương ta là một loại gỗ quý nên giá trị và độ bền của tượng rất cao. Khả năng chống mối mọt được đánh giá rất tốt. Hơn nữa theo thời gian trưng bày hay bạn có lau chùi tượng thường xuyên thì tượng vẫn không bị bạc màu, thậm chí tượng còn có màu đỏ đậm và đều màu hơn. Cùng với đó là các vân gỗ càng nổi lên và rõ nét.
Tượng có màu nâu đỏ của của gỗ Hương ta tự nhiên. Trong phong thủy, màu sắc này được đánh giá là mang lại may mắn và thịnh vượng.
Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ tát là hoàn toàn liền khối, không hề có một điểm chấp nối trên tác phẩm. Tất cả các chi tiết được các nghệ nhân gia công tỉ mỉ và công phu đem lại một tác phẩm nghệ thuật có giá trị rất đặc biệt.
Theo đánh giá của các nghệ nhân chế tác đồ gỗ thì vân của gỗ Hương ta lớn và có chiều sâu. Với nét đẹp của gỗ Hương và qua bàn tay của người nghệ nhân đã khiến cho bức tượng được thể hiện một cách mạnh mẽ và oai phong nhất. Tượng còn có mùi hương thoang thoảng, dễ chịu từ tinh dầu của gỗ Hương ta. Mùi hương mà bạn không thể tìm được ở các loại gỗ khác.
Tượng Văn Thù – Phổ Hiền Bồ tát đã được các nghệ nhân tại xưởng đồ gỗ Cường Phong tạo hình theo chuẩn phong thủy tài lộc đáp ứng nhu cầu của nhiều không gian khác nhau. Cụ thể với kích thước sau đây:
- Chiều cao: 40 cm
- Chiều rộng: 30 cm
- Chiều sâu: 18 cm
Trên đây là một số thông tin về tượng Phật Di Lặc cành tùng gỗ Hương ta do xưởng đồ gỗ Cường Phong điêu khắc, qua bài viết này nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé. Đội tư vấn viên chuyên nghiệp của chúng tôi luôn sẵn sang hỗ trợ các bạn 24/7.
THÔNG TIN LIÊN HỆ ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ CƯỜNG PHONG
Địa chỉ :Thôn Dư Dụ 2, Xã Thanh Thùy, Thanh Oai, Hà Nội
Tel : 0912.712.179- 094.558.7576
Website: tuonggomynghedep.com
Mail: tuonggomynghedep@gmail.com
Hotline : 0912.712.179-094.558.7576
Đội ngũ thiết kế mỹ thuật chuyên nghiệp sẽ tư vấn quý khách tại công trình.