Gỗ Hương Đỏ Nam Phi nghe cái tên đã thấy được sự đặc biệt của nó. Gỗ Hương Đỏ thuộc dòng gỗ hương nhưng nó lại mang nét đẹp riêng. Với nét đẹp của gỗ Hương Đỏ và bức tranh ý nghĩa “Quả bầu Cha Mẹ” khi kết hợp với nhau thì chúng có đặc điểm gì đặc biệt không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nha.
Đôi nét về gỗ Hương Đỏ Nam Phi
Gỗ Hương Đỏ Nam Phi giống như tên gọi, nó có nguồn gỗ chủ yếu từ Nam Phi, ngoài ra còn có ở một số nước Châu Phi khác.
Là một trong những loại gỗ thuộc dòng gỗ hương, song lại mang những nét riêng biệt hơn so với những loại gỗ hương cùng nhóm. Có thể thấy rõ nét nhất là ở màu sắc và mùi hương của gỗ.
Gỗ Hương Đỏ có màu đỏ nâu, từng thớ gỗ chắc chắn, láng mịn khi cưa xẻ để lộ ra phần thịt màu đỏ nâu đẹp và tự nhiên. Quan sát miếng cắt ngang của cây gỗ sẽ thấy phần lõi thịt bên trong mịn và phía thịt bên ngoài có màu vàng nhạt hơn. Thuộc dòng gỗ hương vì thế gỗ hương đỏ có mùi thơm nhẹ dịu nhưng mang theo cảm giác đẫy do đặc thù thời tiết, khí hậu nắng nóng, khô căn của Nam Phi. Vì vậy màu sắc loại gỗ này cũng tươi hơn, đậm màu hơn.
Gỗ Hương Đỏ có chất gỗ tốt, dẻo dai, có khả năng chống lại những sự làm hại, ăn mòn từ mọt, mối… Có tuổi thọ cao, có thể lên tới hàng trăm năm mà màu sắc vẫn không bị biến đổi, chất gỗ vẫn đẹp như mới.
Ý nghĩa phong thủy của tranh gỗ Quả bầu Cha Mẹ
Nội dung hai câu thơ muốn nói về công ơn sinh thành dưỡng dục, của cha mẹ đối với con cái. Bức tranh thể hiện đạo hiếu – một truyền thống quý báu của người dân Việt Nam. Hiếu là đức tính đặc trưng của nền văn hóa phương Đông, là nền tảng của đạo lý làm người được diễn tả trong phương châm “Bách hạnh dĩ hiếu vi tiên” (Trong một trăm hạnh, hiếu đứng hàng đầu).
Ông cha ta thường có câu “Uống nước nhớ nguồn”, dù sống nơi đâu, thành thị hay thôn quê, chúng ta khó tách rời được mái ấm tình thương của cha mẹ. Chính vì thế mà người Việt thường sống trong gia đình đa hệ, để có thể gần gũi với cha mẹ, ông bà; muốn được phụng dưỡng họ những lúc ốm đa và về già. Truyền thống này đã có từ rất lâu, được duy trì từ đời này qua đời khác. Trong văn hóa Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo được xem là một di sản quý báu, một chất liệu sống tốt đẹp được dân tộc ta giữ gìn hàng ngàn năm.
Đặc biệt đối với đất nước chủ yếu là Đạo Phật như nước ta thì sẽ quá quen thuộc với ngày rằm tháng 7, ngày mà Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Chính từ đó người ta thường gọi ngày này là ngày lễ Vu Lan, trở thành ngày để tưởng nhớ công ơn cha mẹ.
Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của nhân dân ta, hiếu là thiên kinh địa nghĩa, là gốc của mọi đức tính. Trong nền luân lý cổ truyền Việt Nam, đạo hiếu được đề cao khi đánh giá phong cách và bản chất của con người.