Sự tích và ý nghĩa Tượng Gỗ Tam Đa trong phong thủy

Tượng gỗ Tam Đa có mặt ở khắp mọi nơi, ai cũng đều mong muốn cuộc sống của mình có được cả 3 thứ đó. Nhưng không phải ai cũng biết tại sao ba vị đấy lại xuất hiện cùng nhau, đứng cạnh nhau dù họ ở các thời đại, thời điểm khác nhau. Nguồn gốc và ý nghĩa của bộ tượng này là gì? Tại sao bộ tượng gỗ Tam Đa này lại không bao giờ tách rời? Dưới đây chúng tôi xin giải thích tại sao bộ tượng luôn gắn liền nhau và ý nghĩa phong thủy của bộ tượng.

Sự tích về Tam Đa

Ông Phúc

Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi. Thừa tướng đời nhà Đường. Ông xuất thân vốn là quý tộc, sở hữu hàng trăm mẫu ruộng lớn, nhưng suốt cuộc đời ông lại tham gia triều chính. Ông vốn là một quan thanh liêm của triều đình. Ông luôn ghi nhớ đạo nghĩa trung hiếu với vua với nước: “Tôi đúng đạo làm tôi, chồng giữ đạo làm chồng; Con giữ đạo làm con”

Đến cuối đời khi kết thúc sự nghiệp vẻ vang, cả nhà được phong tước vị quan trọng. Ông sống thọ đến năm 83 tuổi và có chắt đời thứ năm (Ngũ đại đồng đường). Con trai nhiều người làm phò mã, con gái nhiều người lấy hoàng tử.

Ông Lộc

Ông Lộc tên thật là Đậu Tử Quân. Ông Lộc được sinh ra tại Giang Tây và làm quan lớn ở thời Thục Hán. Tuy nhiên, ông lại là một tham quan, gia sản của ông đều là do những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con cháu họ, cho thân tộc.

Ông có thân hình béo tốt, bụng phệ đeo đai ngọc, trông tướng mạo rất oai nghi. Trong nhà ông tuy của cải chất cao như núi nhưng ông lại không có cháu đích tôn. Do vậy ông lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết.

Trước khi chết, ông cũng không nhắm được mắt. Ông than rằng: “Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?”

Ông Thọ

Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tường đời Hán. Triết lý làm quan của ông Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Ông coi “buôn chính trị” là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng ông vần là quan thanh liêm, ông không nhận đút lót, ông chỉ thích lộc của vua ban thưởng.

Chính vì vậy mà ông không can dự vào các việc triều chính mà chỉ thường xuyên nịnh bợ lấy lòng vua để được ban bổng lộc. Nhiều người bạn hữu khuyên ông làm quan phải góp sức vì triều chính, can gián những việc làm không đúng của vua nhưng ông cho rằng điều đó chẳng không ngoan tí nào lỡ làm vua phật ý lại đem cả ba họ ra chém đầu thì sao?

Chuyện kể lại khi có bổng lộc vua ban ông thường dùng để mua gái đẹp và cưới vợ, trong nhà ông mỹ nữ cũng phải ngang ngửa trong cung. Cuộc sống của ông thanh nhàn không phải lo nghĩ nhiều, sức khỏe lại an khang.
Nên ông sống đến năm 125 tuổi và mất trong cô độc vì vợ con đã mất hết. Khi chết thì chỉ có đứa chút bốn đời lo tang, còn cháu chắt chết hết cả.

Ý nghĩa phong thủy của bộ tượng gỗ Tam Đa

Ba Tiên ông Phúc Tinh, Lộc Tinh, Thọ Tinh tiêu biểu cho 3 hạnh phúc lớn nhất của con người. Là Phúc thì con cháu đầy đủ ngoan hiền. Lộc là tài lộc dồi dào. Thọ là sống lâu không bệnh tật.

Bộ Tam Tiên Phúc Lộc Thọ mang nguyên khí của sao Lục, Bạch, Kim Tinh có tác dụng rất lớn trong vận 8 phong thủy. Cát khí đem lại cho chủ nhà nhiều phúc lộc và công danh, tiền tài tăng tiến. Tượng Tam Đa thường dùng gia tăng cát khí cho sao Lục Bạch, Nhất Bạch chủ về phúc lộc, công danh, học hành hoặc gia tăng tuổi thọ, sức khỏe và cầu sinh thêm con cái…

Ba vị đó được người Trung Quốc dựng lên ba hình tượng, không phải để thờ mà người đời nhìn gương đó mà lựa chọn cách sống cho phù hợp. Phúc Lộc Thọ có lối sống khác nhau.

Ý nghĩa của ông Phúc

Trong bộ tượng gỗ Tam Đa, tượng ông Phúc luôn bế một đứa bé đang cười trên tay. Tương truyền ông sung sướng bế đứa bé trên vai, ông bà cười một tiếng rồi quy tiên. Về sau nhân gian còn tăng ông bốn chữ “Tiên cảnh nhàn du”.

Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên đôi khi còn thấy có một đứa trẻ đang nắm lấy áo Ông Phúc hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh ông hay là có hình ảnh con dơi bay xuống ông (dơi phát âm giống “phúc”).

Ý nghĩa của ông Lộc

Ông Lộc hay Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Ông Lộc được sinh ra tại Giang Tây và làm quan lớn ở thời Thục Hán. Tuy nhiên, ông lại là một tham quan và cho đến khi ông mất vẫn không có người kế nghiệp nên tiền đều rơi vào tay người ngoài. Vì vậy hình ảnh của ông Thọ mặc áo màu xanh lục (trong tiếng Hoa “lộc” phát âm gần với “lục”), bụng to và trên tay cầm gậy như ý.

Ý nghĩa của ông Thọ

Ý nghĩa của ông Thọ là sức khỏe, sự trường thọ, bách niên giai lão. Ông sống đến năm 125 tuổi và mất trong cô độc vì vợ con đã mất hết. Ông được xây dụng với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, bên cạnh thường có thêm con hạc. Đặc biệt là trên tay ông có cầm quả đào, loại quả biểu trưng cho sự trường sinh bất lão.

Mong rằng, những chia sẻ của chúng tôi có thể đáp ứng được những thắc mắc của các bạn. Và có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn.

Xem thêm:

 

Tượng Gỗ Phật Bà Quan Âm có ý nghĩa đặc biệt gì trong phong thủy?

Top 10 mẫu Tượng Gỗ “làm mưa làm gió” trên thị trường năm 2019

Ý nghĩa Tượng Gỗ Đạt Ma trong phong thủy bạn nên biết

Chia sẻ “bí kíp” khi chọn Tượng Gỗ Mỹ Nghệ để tránh “mất tiền oan”

Bài viết mới cập nhật: