Những điều bạn chưa biết về sự tích Tượng Gỗ Quan Công

8 lượt xem

Quan Công là danh tướng lẫy lừng thời Tam Quốc. Là một vị danh tướng được liệt vào nhóm “Ngũ hổ tướng” dưới thời Đông Hán. Sức chiến đấu của ông vô cùng mạnh mẽ và từng được tôn xưng là “Chiến thần”. Chính vì thế mà người ta thường bày trí hoặc thờ cúng tượng gỗ Quan Công để có thể được như ông. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ những thông tin về cuộc đời của ông và tại sao Quan Công lại được lựa chọn để bày trí trong nhà hay trong phòng làm việc?

Truyền thuyết về Quan Công

Quan Công là tên thật của Quan Vũ, tự là Trương Sinh sau đổi thành Vân Trường người làng Giải Lương tỉnh Hà Đông, Trung Quốc. Là một nhân vật lịch sử Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á đặc biệt là trong các đền đài và gia đình người Hoa. Dân gian xem ông như một biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành, luôn chống lại kẻ ác và sẵn sàng bảo vệ những người bị áp bức.

Nhân vật Quan Công cũng được hình tượng hóa trong tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Hán Trung, sau này được chuyển thể qua nhiều dạng loại hình nghệ thuật khác. Ngày nay, tượng Quan Công được thờ phụng trong nhà như một vị thành chuyên trấn áp hung khí, chống tà ma ngoại đạo.

Ông là một vị danh tiếng được liệt vào nhóm “Ngũ hổ tướng” dưới thời Đông Hán. Sức chiến đấu của ông vô cùng mạnh mẽ và từng được tôn xưng là “Chiến thần”. Ông cũng là anh em kết nghĩa với Trương Phi và Lưu Bị.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, hình ảnh Quan Công được miêu tả là thân cao 9 thước (khoảng 2 mét), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tầm, râu dài 2 thước, oai phong lẫm liệt. Cây đao mà chúng ta hay thấy ông mang theo đó là cây Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Một cây đao nặng tới 50 kg. Truyền thuyết kể rằng cây đao này đã chém 1780 người.

Ngựa ông cưỡi là ngựa xích thố, được cho là Thần Mã của lịch sử Trung Hoa. Ông mang trong mình khí chất của một bậc quân tử. Bản tính ông rất hào hiệp, trượng nghĩa. Ông luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ những người dân nghèo bị lũ cường hào ức hiếp, bóc lột. Thứ người ông ghét nhất là tham quan, chính vì thế mà ông đã chém đầu rất nhiều tham quan hại nước hại dân.

Hình ảnh Quan Vân Trường được đưa vào nhiều loại hình nghệ thuật như phim ảnh, tranh vẽ. tượng… như một hình thức để tưởng nhớ vị tướng tài này. Về cái chết của Quan Vũ, tương truyền rằng sau trận thua ở Lâm Thư, ông bị Tôn Quyền bắt và vì không chịu khuất phục nên bị giết chết.

Trong tín ngưỡng dân gian

Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Quan Công được xem là tổ sư của hơn 30 nghề. Những người làm nghề cắt tóc, cầm đồ, bán đậu phụ, đầu bếp… đều xem ông là tổ sư của nghề mình. Thậm chí, các đao phủ cũng “dựa vía” Quan Công. Những đao phủ thường giấu đao trong đền thờ ông với hy vọng uy lực của ông sẽ trấn áp được những oan hồn chết dưới đao đó.

Đặc biệt, hình ảnh Quan Văn Trường còn được thờ như vị thần tài ở Trung Quốc. Các quán ăn, nhà hàng đều có bàn thờ Quan Công cầm đao, Quan Công cưỡi ngựa uy phong. Tương truyền, sự tích Quan Công là thần tài được xuất phát từ thời nhà Thanh. Sách xưa kể rằng, khi vua Càn Long vừa lên ngôi thường nghe tiếng lẹp xẹp như có ai đang đi theo mình nhưng khi quay lại thì không thấy.

Một hôm Vua hỏi “Ai vẫn hay theo hộ giá trẫm thế?” thì nghe tiếng trả lời “Nhị đệ Quan Vân Trường”. Từ đó, Vua Càn Long xuống chiếu phong Quan Công thành tài thần. Cũng dưới thời Càn Long người ta truyền rằng chính Quan Công đã hộ thần cho quân Thanh đánh thắng giặc. Do đó, mỗi người lính Thanh lúc bấy giờ đều mang bên mình tượng Quan Công. Đây được xem như chiến thuật tâm lý của vị vua này đối với dân chúng và binh lính người Hán vậy.

Trong Phật giáo

Trong tín ngưỡng Phật giáo, Quan Công được xưng là Già Lam Thần. Truyền thuyết Trung Quốc kể lại rằng, người sáng lập ra thiền phái Thiên Đài là Trí Giả Đại Sư từng gặp “hồn Quan Công” đòi đầu. Ngài trả lời Quan Công rằng “Ngài qua 5 cửa trảm 6 tướng. giết người vô số, vậy ai trả đầu cho bọn họ đây?”. Quan Vũ nghe vấy thì hổ thẹn và từ đó tu theo đạo Phật. Sau này Quan Vân Trường trở thành Già Lam Thần – Một vị hộ pháp của Phật giáo.

Ngoài ra, Quan Vân Trường còn được cả Đạo giáo và Nho giáo phong làm thần linh. Nho giáo thờ phụng Quan Công là Quan Phụ Tử – Người đầu tiên có thể sáng ngang hàng với Khổng Tử. Trong khi đó Đạo giáo thờ Quan Công như một vị thần tài. Ông được phong là “Quán thánh đế quân”, trở thành vị thần “trị bệnh trừ tai, trừ ma diệt ác, trừ phản nghịch, tuần sát Âm Phủ”.

Ý nghĩa của tượng gỗ Quan Công trong phong thủy

Trấn trạch, bảo vệ gia chủ

Quan Công là một người rất hào hiệp, trượng nghĩa. Ông luôn đứng ra bảo vệ, che chở cho những người yếu thế. Vì thế mà mọi người thường sử dụng tượng Quan Công để trong nhà giống như một vật phẩm phong thủy giúp trấn trạch và bảo vệ gia đình.

Tài lộc, thịnh vượng

Thời niên thiếu, Quan Công có làm nghề bán đậu phụ. Vì thế mà ngày nay, những người làm kinh doanh, buôn bán rất yêu thích tượng Quan Công.

Họ coi Quan Công như Thần tài, giúp mang tới nhiều may mắn trong buôn bán. Với họ, Ngài còn là một vị thần giúp họ có thể kiền cường, bền bỉ vượt qua những thử thách.

Thần văn học

Quan Công sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng vẫn được cha mẹ cho học cả văn cả võ. Cuốn sách nổi tiếng gắn liền với hình ảnh Quan Công là Kim Xuân Thu.

Với những người học giả, tri thức, Quan Công được cho là Thần Văn Học. Ông được thường được đặt ở bàn học hoặc đặt tại thư phòng.

Họ tin rằng Ông có thể giúp họ được nhiều kế sách hay, tinh thần thép cùng ý chí kiên cường. Khi có Quan Công ở bên cạnh, người học giả có thể thuận lợi trong học tập và thi cử đỗ đạt cao.

Uy quyền, quyền lực

Những người làm trong nhà nước, chính trị gia họ đặt tượng Quan Công tại phòng làm việc. Vị trí được họ sử dụng thường là đặt tại bàn làm việc hoặc phía sau lung chỗ ngồi của họ.

Họ tin rằng đặt tượng Quan công ở đó có thể giúp họ có thêm sự kính nể từ cấp dưới. Ngoài ra, Quan Công cũng như vị thần giúp tránh được việc tiểu nhân dùng thủ đoạn hãm hại.

Mong rằng qua những chia sẻ của chúng tôi sẽ là thông tin hữu ích cho bạn.

Xem thêm:

Sự tích và ý nghĩa Tượng Gỗ Tam Đa trong phong thủy

Tại sao Tượng Gỗ Phong Thủy ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn?

Top 10 mẫu Tượng Gỗ “làm mưa làm gió” trên thị trường năm 2019

“Nét đẹp” của nghệ thuật chơi Tượng Gỗ chỉ chuyên gia mới hiểu

Chia sẻ “bí kíp” khi chọn Tượng Gỗ Mỹ Nghệ để tránh “mất tiền oan”

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *